Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

XE LOA THÔNG BÁO

XE LOA THÔNG BÁO VỀ MỞ LỚP HỌC CHO NGƯỜI SỬ DỤNG MÁY TÍNH VÀ TRUY CẬP INTERNET CÔNG CỘNG TẠI THƯ VIỆN HUYỆN.

-Kính thưa bà con cô bác, các em học sinh, sinh viên, các bạn đoàn viên thanh thiếu niên và phụ nữ trên địa bàn huyện.
Hôm nay thư viện huyện Đam Rông xin thông báo về việc mở lớp hướng dẫn cho người sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng tại địa phương:
Ngày nay công nghệ thông tin đóng vai trò quan trọng trong tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, an ninh chính trị… việc sử dụng máy tính và truy cập internet để tìm hiểu thông tin và áp dụng khoa học kỹ thuật trong lao động sản xuất, kinh doanh…là việc cần thiết và hết sức quan trọng.
Chính vì những lợi ích to lớn mà internet mang lại, thư viện huyện Đam Rông đã tiến tới mở lớp đào tạo sử dụng máy tính và truy cập internet công cộng cho toàn thể bà con nhân dân trên địa bàn toàn huyện
Lớp học sẽ được tổ chức từ lúc 17h00 đến 19h00 tại thư viện huyện vào các ngày thứ tư hàng tuần.
Chúng tôi xin trân trọng thông báo để quý bà con được biết và tới tham gia.

  

Internet công cộng - Giúp thay đổi cuộc sống cộng đồng

Thông điệp vận động người dân đến sử dụng dịch vụ Internet của thư viện huyện Đam Rông
"Truy cập Internet miễn phí, giúp thay đổi cuộc sống cộng đồng"


  Ngày nay công nghệ thông tin phát triển một cách nhanh chóng, góp phần hữu ích vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện và đa dạng văn hóa đọc trong cộng đồng. Giúp người dân tiếp thu nhanh chóng với công nghệ mới để áp dụng vào phát triển đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội, hỗ trợ học sinh nghiên cứu và học tập một cách có hiệu quả thông qua internet. Dự án BMGF-VN do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ, Chính phủ Việt Nam tiếp nhận thông qua Bộ Thông tin và Truyền thông với tổng chi phí là 50 triệu USD, triển khai từ 2011-2016 tại 40 tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập internet công cộng của người dân, đặc biệt là những người dân nghèo, người dân nông thôn vùng sâu, vùng xa, giúp họ có cơ hội được tiếp cận bình đẳng, hiệu quả và bền vững với công nghệ thông tin và được hưởng những lợi ích về kinh tế xã hội mà việc tiếp cận với công nghệ thông tin mang lại. Hãy cùng truy cập Internet để giúp thay đổi cuộc sống cá nhân, gia đình và cộng đồng.


Thư Viện huyện Đam Rông

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Tập 6 - Về nhà - Chotot.vn

Phim

12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc


Bộ phim dựa trên cuốn tự truyện được viết bởi Solomon Northup đã mô tả quá trình ông bị đánh thuốc mê, bắt cóc và bán làm nô lệ ở châu Mỹ vào những năm 1850.

Bộ phim do đạo diễn người Anh sản xuất vừa được trao giải cao nhất tại Quả Cầu Vàng 2014 đang tràn trề hy vọng sẽ giành giải tại Oscars. Nhưng những cảnh tạo hình bạo lực trong “12 năm nô lệ” sẽ không dành cho những ai khó tính.
Bộ phim kể về sự thực khủng khiếp của người da đen tự do Solomon Northup bị đánh thuốc mê, bắt cóc và bán làm nô lệ ở châu Mỹ vào những năm 1850. Ông đã phải trải qua những năm tháng bị lạm dụng kinh hoàng.
12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc - 1
Diễn viên người Anh Chiwetel Ejiofor thủ vai Solomon
Nó được dựa trên cuốn sách cùng tên – được viết bởi Solomon sau khi ông trốn thoát được và dành được sự hoan nghênh rộng rãi của độc giả nước ngoài nhờ mô tả chân thực sự tra tấn dã man mà những người nô lệ phải trải qua.
Diễn viên người Anh Chiwetel Ejiofor thủ vai Solomon cho biết bộ phim chiếu ở đây vào ngày thứ 6, nhưng chúng tôi có thể tiết lộ rằng mỗi một đoạn trong cuốn sách đều có cảnh bạo lực và gây sốc.
Nhạc sỹ Solomon kể rằng vào năm 1841, ở tuổi 33, ông đã bị hai tên da trắng lừa vào làm người chơi đàn trong một gánh xiếc lưu động, để lại người vợ và hai cô con gái nhỏ.
12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc - 2
Trong phim, nhân vật Solomon bị lừa làm người chơi đàn trong một gánh xiếc lưu động
Nhưng khi đến Washington DC, họ liền đánh thuốc mê ông và bán ông cho một thương nhân nô lệ có tên là Burch. Mặc dù có giấy tờ chứng tỏ mình là một người tự do, nhưng Solomon vẫn bị "chủ sở hữu" của mình đánh đập.
Mô tả các cuộc tra tấn, ông viết: "Từng cú đánh đã được giáng xuống thân thể trần truồng của tôi. Khi cánh tay không ngừng quất roi của hắn cảm thấy mệt mỏi, hắn dừng lại và hỏi liệu tôi còn dám khăng khăng mình là một người tự do hay không. Tôi đã nhấn mạnh lại sự thật tôi là người tự do, và sau đó những cú đòn lại tiếp tục, nhanh hơn và hăng hơn so với trước đó”.
"Cho dù cây giầm đã bị gãy, tôi vẫn không chịu khuất phục. Tất cả các cú đánh tàn bạo của hắn ta cũng không thể ép từ miệng tôi lời nói dối cho rằng tôi là một nô lệ ".
Sau đó ông bị bán cho các đồn điền ở New Orleans và Louisiana, nơi ông bị ép buộc phải đi hái bông và phải chịu đựng sự hành hạ triền miên.
12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc - 3
Tên của ông đã được người chủ mới John Tibeats thay đổi thành Platt. John Tibeats là một người thợ mộc nóng tính và cục súc, đã bắt các nô lệ của mình làm việc từ sáng sớm đến tận đêm khuya. Khi Tibeats cố sức quất Solomon, ông đã đánh trả lại. Điên tiết với sự thách thức đó, Tibeats và hai cộng sự đã tấn công Solomon bằng một chiếc rìu.
"Đó là khoảnh khắc của sự sống hay cái chết," Solomon viết. "Lưỡi rìu lóe lên sắc và sáng. Nó sẽ được chôn vùi trong trí óc của tôi trong một khoảnh khắc khác.
Tôi nhảy về phía hắn ta với tất cả sức lực của mình và chộp lấy cánh tay đang giơ lên của hắn, còn tay kia túm lấy cổ hắn. Chúng tôi nhìn thẳng vào mắt nhau. Tôi như đang chứng kiến một vụ giết người”.
Solomon bóp nghẹt Tibeats cho đến khi hắn ta sụp xuống bất tỉnh, sau đó ông bỏ trốn nhưng bị bầy chó săn rượt đuổi. Ông kể rằng ông đã cố thoát ra khỏi vũng lầy ra sao: “Tôi nghe thấy tiếng chó kêu ăng ẳng trong từng giây phút. Tôi lo sợ chúng sẽ nhảy lên lưng tôi và chiếc răng dài của chúng sẽ ngoạm sâu vào da thịt mình. Tôi biết lũ chó sẽ xé tôi ra từng mảnh”.
Cuối cùng ông nhảy được xuống sông và tránh xa khỏi bầy chó. Nhưng thật không may ông bị bắt lại và bị đưa tới một đồn điền khác, nơi đây ông đã phải chịu đựng dưới bàn tay tàn ác của Edwin Epps, kẻ chuyên tra tấn bất kỳ nô lệ nào không lấy đủ số lương bông được giao mỗi ngày.
Solomon đã kể về âm thanh của những trận đòn tra tấn có thể nghe thấy mỗi ngày, "từ mặt trời lặn cho đến khi tắt đèn".
12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc - 4
Một cảnh tra tấn được vẽ lại trong cuốn tự truyện
Một cảnh khủng khiếp trong bộ phim kể về việc tay bạo chúa Epps trói một người phụ nữ có tên là Patsey, người mà hắn nhiều lần hãm hiếp trước khi đánh đập cô 41 lần - là một cảnh gây ra sự khiếp sợ cho khán giả.
Solomon đã phải trải qua 10 trong số 12 năm của mình dưới sự giam cầm của Epps. Thời gian nghỉ ngơi duy nhất của ông chỉ đến khi ông trở thành con chiên của nhà truyền đạo William Ford, người chuyên chăm sóc các nô lệ.
Sau đó, Solomon được găp một người thợ mộc Canada, ông Bass, người đã giúp ông viết thư về cho gia đình và khiến ông không bao giờ từ bỏ hy vọng tìm về với tổ ấm nhỏ của mình.
Nó đem đến một may mắn lớn để cứu được Solomon. Một người lạ mặt tên là Henry Northup từ một gia đình da trắng, cha của Solomon đã từng phục vụ họ và tìm kiếm ông trong nhiều năm.
Và trong quá trình tìm kiếm của mình, ông đã thông qua Bass, người kể với ông rằng Solomon bây giờ được gọi là Platt và nơi ông có thể tìm được Solomon. Ông đã được cứu thoát và đưa trở lại Washington, nơi ông đã mang trả phí cho thương nhân nô lệ Burch. Nhưng Burch tuyên bố Solomon đã được bán hoàn toàn cho hắn.
Cuối cùng Solomon cũng được trở về nhà cho một cuộc hội ngộ đầy cảm xúc với người vợ Anne, con gái của ông Margaret và Elizabeth, cùng với người cháu trai ông chưa bao giờ gặp.
12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc - 5
Bức vẽ Solomon dường như do chính ông tự họa
Cuốn sách của ông kết thúc đột ngột sau cuộc tái hợp của họ, nhưng ông viết: "Margaret là người đầu tiên mà tôi gặp. Cô bé không nhận ra tôi.
"Khi tôi đi, cô bé mới bảy tuổi, vẫn còn là một đứa trẻ nhỏ đang bi bô, chơi với đồ chơi của mình. Bây giờ con bé đã trở thành thiếu nữ - đã kết hôn với một chàng trai mắt nâu sống ở nhà kề bên. Không quên đươc người ông bất hạnh của mình, Margaret đã đặt tên cho con là Solomon.
“Lúc này Elizabeth bước vào phòng và Anne chạy từ khách sạn về nhà sau khi nhận được thông báosự trở về của tôi. Họ ôm lấy tôi với những giọt nước mắt chảy dài trên má, rơi trên cổ tôi”.
Solomon đã xuất bản câu chuyện của ông trong vòng một năm kể từ khi trở về nhà. Cuốn sách trở thành một tác phẩm ăn khách lúc đó nhưng ngay lập tức bị quên lãng sau đó cho đến khi nó được hồi sinh bằng điện ảnh.
12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc - 6
Cuốn tự truyện 12 năm nô lệ của Solomon Northup
Những năm sau của cuộc đời Solomon là một bí ẩn. Một số thông tin cho rằng ông bị bắt cóc một lần nữa trong khi say rượu và bị bán làm nô lệ thêm một lần. Những người khác lại nói thấy những ngày cuối đời ông như một người lang thang. Trong năm 1865, trong bản điều tra dân số có ghi tên vợ ông – không ghi tên Solomon – và 10 năm sau thông báo bà Anne đã chết như một góa phụ.
Khi đạo diễn bộ phim 12 Years A Slave – Steve Mc Queen tìm đến cuốn sách, ông nói mọi thứ ông cần đã ở sẵn trong tập truyện có hai màu “đen và trắng” này. Ông không cần phải tôn tao thêm bất cứ điều gì.
“Nó đọc lên giống như một kịch bản phim, sẵn sàng cho tôi dựng cảnh. Tôi hi vọng bộ phim của mình có thể góp phần lôi kéo sự chú ý tới cuốn sách quan trọng về lòng dũng cảm này”.
Một dàn diễn viên toàn sao như Brad Pitt, Benedict Cumberbatch và Michael Fassbender sẽ giúp về doanh thu bán vé nhưng câu chuyện của Solomon mới thực sự là điều đáng thu hút.
12 năm nô lệ: Sự thực sau bộ phim gây sốc - 7
Brad Pitt trong phim
Và Chiwetel Ejiofor cho biết: “Câu chuyện của Solomon đầy bạo lực nhưng cũng đầy vẻ đẹp, niềm hy vọng, sự tôn trọng vào phẩm giá con người. Chúng ta không sợ khám phá tất cả mọi thứ và sẵn sàng đi đến những nơi tối tăm”.

Nguồn: http://hn.24h.com.vn/phim/12-nam-no-le-su-thuc-sau-bo-phim-gay-soc-c74a603651.html

Tết Nguyên Đán trời ấm áp

Tết Nguyên đán trời ấm áp

Không khí lạnh suy yếu mạnh vào dịp Tết Nguyên đán, nhiệt độ miền Bắc tăng lên, trời ấm áp, là điều kiện thuận lợi để mọi người lên kế hoạch chơi xuân. Trong khi đó khu vực Trung Trung Bộ có thể có mưa nhỏ trước Tết.

Trời miền Bắc ấm áp vào đợt Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa:
Trời miền Bắc ấm áp vào đợt Tết Nguyên đán. Ảnh minh họa: TL.
Trung tâm dự báo Khí tượng và Thủy văn Trung ương nhận định, một đợt không khí lạnh yếu có thể tăng cường vào 27 - 28, vì thế nền nhiệt độ không giảm nhiều. Sau đó không khí lạnh suy yếu nhanh và nền nhiệt độ tăng trở lại. 
Thời tiết Bắc Bộ từ 28/1 đến mùng 3/2 không có nhiều biến động, ngày có nắng. Các tỉnh Trung Bộ cũng trong hình thái tương tự. Riêng khu vực Trung Trung Bộ có thể có mưa nhỏ những ngày trước Tết, sau đó trong Tết trời giảm mưa, thời tiết đẹp. Các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết ổn định, ít mưa, ngày có nắng.
Đến khoảng ngày 4 - 5/2 (tức 5, 6 Tết) các tỉnh miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mới, Bắc Bộ trời chuyển rét.
Cụ thể, phía tây Bắc Bộ từ ngày 27/1 đến 3/2 trời nhiều mây, có mưa nhỏ. Đêm và sáng trời rét. Ngày 30/1 đến 3/2 ngày hửng nắng. Khoảng 4 và 5/2, trời chuyển rét. Lượng mưa ở khu vực này phổ biến dưới 10 mm. Nhiệt độ cao nhất 22 - 24 độ C, thấp nhất 8 - 10 độ C.
Từ 27 đến 29/1, phía đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa nhỏ vài nơi; đêm và sáng trời rét. 5 ngày tiếp theo (30/1 - 3/2) thời tiết diễn biến tương tự, ngày hửng nắng. Từ ngày 4 đến 5/2, trời chuyển rét. Lượng mưa phổ biến dưới 10 mm. Nhiệt độ cao nhất từ 22 - 24 độ C, thấp nhất 11 - 13 độ C; vùng núi 9 - 11 độc C, vùng núi cao có nơi thấp hơn.
Các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế từ ngày 27 đến 31/1 có mưa nhỏ rải rác vào hai ngày 27 và 28, sau giảm mưa. Phía Bắc trời rét vào đêm và sáng. Từ ngày 1 đến 6/2, đêm và sáng nhiều mây, ngày hửng nắng, gió nhẹ. Lượng mưa phổ biến từ 5 đến 15 mm, phía nam 15 đến 30 mm. Nhiệt độ cao nhất 21 - 25 độ C, thấp nhất 12 - 16 độ C.
Các tỉnh ven biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận ngày 27 - 29/1 trời nhiều mây, phía bắc trời lạnh. Từ 30/1 - 4/2 ngày hửng nắng. Tuy nhiên, từ ngày 5 - 6/1 trời có mưa, phía bắc chuyển lạnh. Lượng mưa ở khu vực này phổ biến 15 - 30 mm, phía nam dưới 10 mm. Nhiệt độ cao nhất 26 - 31 độ C, thấp nhất từ 17 - 22 độ C.
Khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết ổn định; trưa chiều trời nắng. Lượng mưa khoảng dưới 10 mm. Nhiệt độ cao nhất từ 31 - 33 độc C, thấp nhất 19 - 22 độ C.
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/tet-nguyen-dan-troi-am-ap-2940963.html

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Trưng bày tư liệu “Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi ghi sâu trong lòng dân tộc Việt Nam” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Trưng bày tư liệu “Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi ghi sâu trong lòng dân tộc Việt Nam” tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị Đại tướng đầu tiên, nguyên Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Nhân dân Việt Nam đã qua đời chiều 4/10/2013, hưởng thọ 103 tuổi. Sự ra đi của Ông đã để lại niềm tiếc thương vô hạn cho cả dân tộc Việt Nam.
Để tưởng nhớ, tri ân công lao, đức độ và tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ ngày 8/10/2013, Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tổ chức trưng bày tư liệu “Hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp mãi mãi ghi sâu trong lòng dân tộc Việt Nam”. Triển lãm giới thiệu hơn 200 tư liệu, khắc họa một cách khái quát về cuộc đời, sự nghiệp, nhân cách, tư tưởng quân sự của Đại tướng - một vị tướng tài ba, một thiên tài quân sự có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân Việt Nam.
Các bức ảnh được trưng bày tại Triển lãm ghi lại những khoảnh khắc khác nhau của Đại tướng qua các thời kỳ. Qua đó có thể thấy được một con người huyền thoại nhưng rất đỗi gần gũi, thanh cao, nhân đạo, nhân văn trong quan hệ với đồng đội, cấp dưới và với nhân dân. Triển lãm cũng trưng bày một số hình ảnh về những tài liệu, tư liệu trong cuộc kháng chiến, trong đó có Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trao phong hàm cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp hay bức điện mật của Đại tướng gửi tới các đoàn quân tiến về giải phóng Sài Gòn…
10-8-hinh-anh-dt-vng-15
10-8-hinh-anh-dt-vng-12
Bên cạnh đó, Triển lãm còn giới thiệu cho công chúng và bạn đọc các tác phẩm của Đại tướng, là những cuốn sách có giá trị lớn về nghệ thuật quân sự, lý luận về chiến tranh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân; kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy ở trình độ cao, cách đánh độc đáo... chỉ đạo quân và dân ta tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến.
Ngoài ra, nhiều cuốn sách viết về Đại tướng của các tác giả trong nước và nước ngoài cũng được giới thiệu, như: “Đại tướng Võ Nguyên Giáp – Tổng tập luận văn”, “101 khoảnh khắc về Đại tướng Võ Nguyên Giáp”, “Võ Nguyên Giáp – Một thế kỷ, hai cuộc trường chinh”, “Những chặng đường lịch sử - Võ Nguyên Giáp”…
Triển lãm sẽ mở cửa đến hết ngày 18/10/2013.
Hình ảnh trưng bày tư liệu của Thư viện Quốc gia Việt Nam:
10-8-hinh-anh-dt-vng-02
10-8-hinh-anh-dt-vng-03
10-8-hinh-anh-dt-vng-13
10-8-hinh-anh-dt-vng-14
10-8-hinh-anh-dt-vng-04
10-8-hinh-anh-dt-vng-05
10-8-hinh-anh-dt-vng-06
10-8-hinh-anh-dt-vng-08
10-8-hinh-anh-dt-vng-09
10-8-hinh-anh-dt-vng-12
10-8-hinh-anh-dt-vng-07
10-8-hinh-anh-dt-vng-11
10-8-hinh-anh-dt-vng-16
10-8-hinh-anh-dt-vng-17
10-8-hinh-anh-dt-vng-18
10-8-hinh-anh-dt-vng-19
10-8-hinh-anh-dt-vng-20
10-8-hinh-anh-dt-vng-21
Những hình ảnh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang được trưng bày tại Thư viện Quốc gia Việt Nam

Tuần văn hóa du lịch 2013 tại Đà Lạt

Tuần văn hóa du lịch 2013 tại Đà Lạt 
Chiều 26-11, tại TP.HCM, UBND tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức họp báo công bố chuỗi hoạt động mang tên Tuần văn hóa du lịch 2013 diễn ra từ ngày 27 đến 31-12 tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) với ba sự kiện:


                                                            Toàn cảnh họp báo


Kỷ niệm 120 năm Đà Lạt hình thành và phát triển; Lễ hội hoa Đà Lạt lần thứ 5 và Năm du lịch quốc gia 2014.Ông Võ Ngọc Hiệp, Chủ tịch UBND TP Đà Lạt, cho biết: “Từ tháng 9-2013, UBND đã mời những cơ sở lưu trú trên địa bàn TP đến thống nhất thực hiện niêm yết giá và lấy đúng giá”. Riêng về nguồn hoa, ông Hiệp chia sẻ, ngoại trừ những hoạt động trưng bày hoa, cây cảnh của các tỉnh, thành, hoa dùng trang trí đường phố, phục vụ lễ hội hoa năm nay hoàn toàn được trồng từ Đà Lạt, không nhập từ các tỉnh, thành khác.
Sự kiện kỷ niệm 120 năm Đà Lạt và lễ hội hoa sẽ bao gồm chín chương trình chính và 10 chương trình hưởng ứng nhưTriển lãm hoa Đà Lạt và sinh vật cảnh, Đêm phố Hòa Bình, Carnaval Hoa Đà Lạt, Đêm hội 120 năm Đà Lạt…
Dịp này, Đà Lạt cũng sẽ công bố Năm du lịch quốc gia Tây Nguyên - Đà Lạt 2014. Lễ khai mạc Tuần văn hóa du lịch 2013công bố Năm du lịch quốc gia 2014 sẽ được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 và VTV4 vào tối 27-12.

Nguồn: http://www.lamdong.gov.vn/vi-VN/home/news/hotnews/Pages/tuanvanhoa26112013.aspx